Năm 2022 là năm đầy thử thách và kỳ vọng hồi phục kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sau hậu Covid. Thêm vào đó, giá xăng tăng cao gần 30k/lít cũng thúc đẩy lạm phát tăng cao. Hơn nữa, nhu cầu chi tiêu của khách hàng cũng giảm đáng kể so với trước dịch covid.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao tính thành công cho những ai đang có ý định mở quán trà sữa thì nhất định phải tham khảo qua bài viết này.

Tôi người đang vận hành và phát triển chuỗi trà sữa R&B Tea chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân đã đúc kết được sau thời gian phát triển hệ thống cửa hàng như hiện nay.

Bước 1: Lựa chọn thương hiệu cần mở quán trà sữa

  • Bạn có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu hoặc tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Mỗi hướng đi đều có ưu điểm và nhượng điểm riêng. Dưới đây là bảng phân tích ưu và khuyết cho mỗi hình thức.
Nhuong-quyen-quan-tra-sua
Bảng so sánh hình thức nhượng quyền với thương hiệu riêng

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu khi mở quán trà sữa

Việc xác định khách hàng mục tiêu chính xác theo chiến lược thương hiệu trà sữa mà bạn sẽ kinh doanh trong tương lai là hết sức quan trọng. Các tiêu chí xác định khác hàng mục tiêu gồm:

  • Độ tuổi: học sinh, sinh viên, văn phòng, lớn tuổi … ? Tiêu chí này sẽ ảnh hưởng đến vị trí chọn quán trà sữa mà tôi sẽ nêu ở mục dưới.
  • Thu nhập và mức sống: Tiêu chí này ảnh hưởng đến xây dựng giá bán trên menu của quán trà sữa mà bạn định mở.

Bước 3: Chọn lựa mặt bằng

Trong cơ cấu chi phí kinh doanh quán trà sữa thì chi phí thuê mặt bằng khá lớn, chỉ sau chi phí nguyên vật liệu. Vì vậy, chọn mặt bằng cần lưu ý các tiêu chí sau:

  • Trà sữa phù hợp với học sinh, sinh viên và văn phòng. Vì vậy, mặt bằng cần gần khu vực này để khai thác khách hàng mục tiêu ở bước 2.
  • Vị trí tại quận trung tâm hay ngoại thành sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng mà bạn đang nhắm đến.
  • Ước tính doanh số mà bạn có thể bán trong 1 tháng để xác định chi phí mặt bằng có thể chiếm trong tổng chi phí. Theo kinh nghiệm, chi phí mặt bằng không quá 35% so với doanh số bán ra.
  • Diện tích mặt bằng: tùy thuộc mục đích kinh doanh là online (bán qua sàn) hoặc tại chỗ. Với bán hàng online bạn chỉ nên chọn diện tích đủ quầy pha chế khoảng từ 20-30m2.

Lưu ý: Nếu bạn theo hình thức nhượng quyền thì bên cho nhượng quyền thường sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn bước này.

Bước 4: Thiết kế và thi công quán trà sữa

  1. Nếu bạn theo hình thức nhược quyền thì họ thường có sẵn mô hình thiết kế sẵn theo chuẩn của chuỗi mà bên cho nhượng quyền quy định như màu sắc, logo, không gian quán trà sữa, bàn ghế, quầy pha chế …. Nên việc thi công khá dễ dàng, thông thường họ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn.
  2. Nếu bạn theo hình thức tự xây dựng thương hiệu:
  • Cần thuê bên tư vấn thiết kế để lên ý tượng thiết kế quán. Bạn nên thuê những đơn vị mà họ chuyên làm trà sữa hoặc cafe để có thể tư vấn đúng ngành F&B.
  • Đơn vị thi công quán theo thiết kế cũng như cung cấp nội thất theo phong cách thiết kế mà bạn đã chọn.

Bước 5: Xây dựng menu và quy trình chế biến

menu-quán-trà-sữa

Bước này cần rất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng với các công việc nếu bạn theo hình tự xây dựng thương hiệu như:

  • Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu theo tiêu chí mà bạn xây dựng như giá cả, nguồn gốc, chất lượng ….Tiêu chí này sẽ ảnh hưởng phương châm kinh doanh của bạn là chất lượng hoặc giá bán rẻ. Như với R&B tea, chúng tôi ưu tiên chất lượng là sự phát triển bền vững.
  • Chuyên gia về trà để nghiên cứu và tìm ra công thức độc nhất để tạo nên thương hiệu của bạn.

Bước 6: Tìm kiếm nhà cung cấp thiết bị

Tùy vào menu, công thức chế biến các món ở bước 5 thì danh mục thiết bị, dụng cụ cơ bản cần cho quán trà sữa cũng có sự khác nhau gồm:

  • Máy ép ly và cuộn màng ép: Đây là máy bắt buộc cho hệ trà sữa dùng ly nhựa và được ép màng bảng vệ. Tham khảo link.

may-ep-ly-quan-tra-sua

  • Máy đo đường để xác định mức đường khi khách hàng đặt hàng.
  • Máy cân trà để xác định gram trà.
  • Bếp từ dùng để nấu trà. Số lượng tùy vào quy mô của quán, có thể cân nhắc 2 bếp từ.
  • Máy nước nóng: dùng để nấu trà và pha ca cao (nếu có).
  • Máy đánh cream
  • Máy shake và cối dùng để đánh hỗn hợp trà và sữa.
  • Dụng cụ: nồi nấu trà, bình đựng các loại trà, …
  • Ly size M và L, ống hút loại nhỏ và to.

Bước 7: Tuyển dụng nhân sự và đào tạo

Nhân sự vận hành quán cơ bản bao gồm nhân viên pha chế và nhân viên tính tiền (Cashier). Với những quán mô hình nhỏ bán mang đi thì sẽ kiêm nhiệm cả hai. Với những quán mô hình lớn hơn nên đào tạo chuyên biệt cho từng công việc.

Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh doanh và chiến lược Marketing

  • Bạn cần tổng hợp các chi phí kinh doanh. Trong đó, phân rõ định phí và biến phí và xác định điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là khi bạn bán tới mức sản lượng mà bạn không lời, cũng không lỗ. Sau khi vượt điểm hòa vốn thì chi phí bạn phải chi trả chỉ còn là biến phí. Qua đó, giúp bạn xác định được chiến lược marketing như khuyến mại …
  • Tùy vào chiến lược kinh doanh mà bạn có thể ra các chương trình marketing phù hợp như giảm giá, tặng sản phẩm, tặng quà, …. cũng như cần đẩy truyển thông qua các kênh online như Facebook.
  • Kênh truyền thông: Facebook, Website, Tiktok, Youbute ….
Bước 9: Hồ sơ kinh doanh quán trà sữa
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Bạn có thể cân nhắc theo hình thức hộ kinh doanh (thuế khoán) hoặc công ty.
  • Giấy phép An toàn thực phẩm (Đăng ký tại Quận nơi mà bạn đặt quán trà sữa kinh doanh).
Mời bạn đánh giá

One thought on “9 bước để mở quán trà sữa thành công 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
    0
    Đơn hàng
    Đơn hàng trốngQuay lại